116 - 116A - 118 Lý Thường Kiệt, P.7, Quận 10, Tp HCM +84-819-888-111 Mon - Sat: 08:00 - 21:00 /

Implant Việt Nam

Có nên nhổ răng khi mang thai

Răng sâu khi mang thai?

Khi mang thai sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progestorome dễ gây cho lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, là nguyên nhân làm cho răng dễ bị sâu. Nhất là thời kỳ mang thai tháng thứ 2, các bà mẹ dễ để ý hấy từ bựa thức ăn, bựa vôi tích tụ trên răng, và do phản ứng của việc viêm nên lợi ở xung quanh chân răng bị sưng đỏ. Mặc dù phần lớn không có hiện tượng đau nhức, nhưng lợi rất dễ bị chảy máu khi đánh răng. Nếu sợ chảy máu không đánh răng thì bựa thức ăn và bựa vôi càng tích tụ nhiều hơn.

Việc thai nhi lớn lên, dạ con sẽ phình ra tích trữ của dạ dày sẽ bị thu hẹp lại làm cho người mẹ chóng no và chóng đói, cũng là nguyên nhân để ngưòi mẹ ăn vặt các loại bánh ngọt. Đây là nguyên nhân gây Sâu răng tăng lên.

Bà bầu nào dễ bị sâu răng?

Số Bà bầu bị Sâu răng khoảng 65-70%. Đôi khi Bà bầu cảm thấy răng bị lung lay, nhất là giai đoạn mang thai tù tháng thứ 7-9. Nhưng đừng lo ngại, vì sau khi sinh con, răng lung lay sẽ trở lại tốt lên do sản lượng hoocmon Estrogen và Progestorome giảm đi nên lợi hẹp xuống không sưng nữa và giữ chân răng chắc hơn.

Với trường hợp có hiện tượng viêm lợi, qua nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ bị viêm lợi nặng có thể gây ra hậu quả sinh con trước thời hạn, là nguyên nhân thai nhi sinh ra có trọng lượng thâp. Bởi do lượng vi khuẩn rất lớn sẽ có thể nhiễm theo mạch máu và dạ con và thúc đẩy việc sản sinh ra hóa chất Prostalandin làm dạ con bị co cứng trước thời hạn. Nhưng nếu người mẹ chỉ sưng lợi mà không bị viêm nhiễm gì cả thì không có khả năng sinh con trước thời hạn.

Nếu thấy có hiện tượng đau nhức răng lợi, đó là hiện tượng viêm nhiễm người mẹ nên đi khám nha khoa ngay để chữa răng kịp thời.

Có nên khám chữa răng khi mang bầu?

Khi thấy răng sâu, Bà bầu có thể đi hàn răng vào thời ký mang thai 14-27 tuần. Còn từ tuần 28 đến khi sinh chỉ nên kiểm tra lại, vệ sinh răng miệng mà thôi không nên hàn răng vì bào thai đã lớn nằm ghế chữa răng rất bất tiện, nằm chữa lâu dễ gây ra chóng mặt, bị ngất xỉu.

Con có lấy canxi từ răng của mẹ?

Canxi mà thai nhi cần để tạo ra xương sẽ được lấy từ thức ăn mà người mẹ ăn hàng ngày. Nếu người mẹ uống Sữa có chất canxi và ăn uống thực phẩm đủ 5 nhóm, như thế cũng đã đầy đủ cho con. Nhưng nếu người mẹ không uống được Sữa hay uống được ít sữa, bác sĩ sẽ cho uống bổ trợ canxi. Còn nếu không đủ canxi thực sự thì có thể có cách tăng hò tan canxi từ xương để tăng sản lượng canxi trong máu cho thai nhi sử dụng cho đủ, chứ không liên quan đến việc Sâu răng hay việc hỏng răng.

Hướng dẫn chăm sóc răng đơn giản và hiệu quả cho người mang thai

– Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, nếu có thể nên đánh răng sau mỗi bữa cơm. Nên quan tâm đặc biệt đến vùng chân răng giáp lợi.
– Dùng chỉ tơ nha khoa đánh răng hàng ngày.
– Trong thời kỳ thai nghén nên súc miệng bằng nước sạch sau mỗi lần Nôn để giảm tình trạng axit trong khoang miệng.
– Việc đánh răng có thể gây cho người mẹ Nôn nao, nên đánh răng với nước trắng và dùng dung dịch xúc miệng loại chống gây vôi hóa.
– Ăn uống thực phẩm giàu vitamin C và B12, hạn chế tối đa ăn bánh kẹo ngọt đậm và nước giải khát chữa ga.

Chia sẻ

Để lại một bình luận